Danh sách bài viết

Tìm thấy 39 kết quả trong 0.51874303817749 giây

Phát minh độc đáo giúp sạc điện thoại di động bằng nước nóng

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa phát triển công nghệ nhiệt điện trong không gian để biến ý tưởng sạc điện thoại di động chỉ bằng chai nước nóng thành hiện thực.

Vòng tay vải giúp giảm nhiệt vào mùa hè

Các ngành công nghệ

Vải nhiệt điện của nhóm chuyên gia Trung Quốc có thể cung cấp điện cho các thiết bị nhỏ và giúp giảm nhiệt tới 15 độ C.

Nhà máy nhiệt điện mặt trời máng cong lớn nhất Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Khi chạy hết công suất, nhà máy Wulate Zhongqi ở khu tự trị nội Nội Mông có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của 300.000 hộ gia đình.

Chế tạo vật liệu nhiệt điện rẻ tiền

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Ole Martin Løvvik, làm việc tại Trung tâm Khoa học Vật liệu và Công nghệ nano, Đại học Oslo, Na Uy, tuyên bố đã chế tạo ra các vật liệu nhiệt điện (ở cấp độ nano) giá rẻ, có thể tận dụng nguồn nhiệt năng có sẵn ở khắp mọi nơi trong đời sống thường nhật.

Sản xuất điện từ... khói xe hơi

Các ngành công nghệ

Các chuyên gia Đức đang thử nghiệm 1 loại máy phát nhiệt điện đặc biệt, có khả năng biến nhiệt từ khói thải xe hơi thành điện để cung cấp cho xe, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí CO2 thải ra gây ô nhiễm môi trường.

Sản xuất nhiệt điện bằng sợi nano silic

Các ngành công nghệ

Rất nhiều công trình nghiên cứu hướng đến việc sản xuất sợi nano bán dẫn dùng trong các thiết bị điện cần thiết cho nhiều lĩnh vực như năng lượng, điện, y tế, … Tuy nhieen, phương pháp tổng hợp thường tương đối phức tạp, khá “đắt đỏ” và rất khó đưa vào áp

Ấn Độ dùng động cơ máy bay phản lực đối phó ô nhiễm

Các ngành công nghệ

Ấn Độ sẽ bố trí động cơ phản lực của máy bay cũ gần các ống khói nhà máy nhiệt điện để thổi khí thải lên cao, giảm ô nhiễm cho thủ đô.

Kiến nghị loại 25 nhà máy nhiệt điện than ra khỏi quy hoạch

Các ngành công nghệ

Theo đề xuất của GreenID, Việt Nam có thể chủ động nguồn năng lượng an toàn, giá hợp lý mà không cần điện than.

Sản xuất nhiệt điện bằng sợi nano silic

Các ngành công nghệ

Rất nhiều công trình nghiên cứu hướng đến việc sản xuất sợi nano bán dẫn dùng trong các thiết bị điện cần thiết cho nhiều lĩnh vực như năng lượng, điện, y tế, … Tuy nhieen, phương pháp tổng hợp thường tương đối phức tạp, khá “đắt đỏ” và rất khó đưa vào áp

Sản xuất điện từ... khói xe hơi

Các ngành công nghệ

Các chuyên gia Đức đang thử nghiệm 1 loại máy phát nhiệt điện đặc biệt, có khả năng biến nhiệt từ khói thải xe hơi thành điện để cung cấp cho xe, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí CO2 thải ra gây ô nhiễm môi trường.

Chế tạo vật liệu nhiệt điện rẻ tiền

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Ole Martin Løvvik, làm việc tại Trung tâm Khoa học Vật liệu và Công nghệ nano, Đại học Oslo, Na Uy, tuyên bố đã chế tạo ra các vật liệu nhiệt điện (ở cấp độ nano) giá rẻ, có thể tận dụng nguồn nhiệt năng có sẵn ở khắp mọi nơi trong đời sống thường nhật.

Robot NASA sử dụng năng lượng hạt nhân trên sao Hỏa

Các ngành công nghệ

MỹNASA sử dụng plutonium trong hệ thống máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (MMRTG), có thể cung cấp năng lượng cho robot tự hành Perseverance trong 14 năm.

Nhà máy nhiệt điện mặt trời khổng lồ trên sa mạc

Các ngành công nghệ

ChileSau 7 năm thi công, hôm 8/6 nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin đã hoàn tất xây dựng trên diện tích hơn 700 ha.

Trung Quốc lắp một loạt trạm năng lượng tái tạo trên sa mạc

Các ngành công nghệ

15 dự án điện gió, điện mặt trời và nhiệt điện mặt trời mới được xây dựng ở Thanh Hải với chi phí hơn 10 tỷ USD.

Các nhà khoa học Mỹ sản xuất bê tông thân thiện môi trường

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Mỹ vừa điều chế thành công một hợp chất kết dính mới có thể thay thế hoàn toàn thành phần xi măng trong bê tông nhờ sử dụng tro bay - phụ phẩm thải ra bởi các nhà máy nhiệt điện đốt than.

Phát triển bê tông hỗn hợp mới từ phế thải ngành nhiệt điện

Các ngành công nghệ

Giới khoa học Malaysia đã phát triển thành công một loại bê tông hỗn hợp mới sạch hơn, bền hơn, rẻ hơn từ tro bay – phế thải của các nhà máy điện đốt than, góp phần nâng cao năng suất chất lượng xây dựng.

Năng lượng mặt trời đủ sức cung cấp cho cả thế giới ?

Các ngành công nghệ

Không cần thủy điện, nhiệt điện hay thậm chí điện nguyên tử, các nhà khoa học cho rằng chỉ cần điện sản xuất từ năng lượng mặt trời là đủ cung cấp cho cả thế giới. Điều thú vị là trình độ phát triển hiện nay đã cho phép thực hiện ngay điều này.

Màng lọc thu giữ khí CO2: Ý tưởng đột phá tiến tới nền công nghiệp hậu carbon

Các ngành công nghệ

Tại Australia, ba nhà máy nhiệt điện than lớn nhất nước này đã thiết kế được một quy trình thu CO2 làm đầu vào cho hệ thống nuôi sinh khối tảo. Loại tảo này sau đó được tận dụng để sản xuất ra nhựa và thức ăn chăn nuôi. Một số hướng phát triển khác của ngành CCS là thu hồi khí CO2, chôn chúng xuố

Nhà máy năng lượng mặt trời hoạt động ban đêm

Các ngành công nghệ

Nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới có thể vận hành vào ban đêm đã hoạt động. Nhà máy nhiệt điện duy nhất ở Tây Ban Nha này dám thách thức với những ngày có nhiều mây, mưa.

Ý kiến chuyên gia: Cần coi tro xỉ là nguyên liệu quý để làm vật liệu xây dựng

Các ngành công nghệ

Thiếu bãi chứa tro xỉ cho các nhà máy nhiệt điện than là bài toán khó về môi trường được các chuyên gia trao đổi tại hội thảo “Phát triển nhiệt điện than và các giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam” mới đây.

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ sấy không khí hồi nhiệt kiểu quay trong lò hơi đốt than Nhà máy nhiệt điện

Các ngành công nghệ

Trong các nhà máy nhiệt điện bao gồm cả nhà máy nhiệt điện đốt than và nhà máy nhiệt điện đốt dầu thì tổ hợp lò hơi là thiết bị chính có vai trò rất quan trọng của nhà máy.

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Điểm công nghiệp được hiểu là : A. Khu vực công nghiệp tập trung gắn liền với các đô thị B. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp C. Một điểm dân cư với một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp D. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp Câu 2: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, thường dựa vào: A. Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá B. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển C. Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải D. Tổng chiều dài các loại đường Câu 3: Các nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới là: A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì. B. Anh, Pháp, Việt Nam C. Braxin, Liên Bang Nga, Ý D. Nhật  Bản, Hàn  Quốc, Việt Nam Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây không nằm trong cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm? A. Đường mía          B. Nhựa C. Muối                  D. Xay xát  Câu 5: Các hình thức thể hiện sự phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp là: A. Chi tiết hóa, chuyên môn hóa, liên hợp hóa B. Chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa C. Liên hợp hóa, đa dạng hóa, chi tiết hóa D. Đa dạng hóa, hợp tác hóa, chuyên môn hóa Câu 6: Hai quốc gia có sản lượng than đá được khai thác nhiều nhất là: A. Pháp, Anh    B. Hoa Kì, Trung Quốc C. Nga, Ấn Độ    D. Ba Lan, Ấn Độ Câu 7: Sự phát triển cuả ngành công nghiệp hoá chất đã tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được tiết kiệm và hợp lí hơn vì: A. Có thể sản xuất được nhiều sản phẩm mới chưa từng có trong tự nhiên B. Có khả năng tận dụng được những phế liệu của các ngành khác C. Nguồn nguyên liệu cho ngành hoá chất rất đa dạng D. Sản phẩm của ngành hoá chất rất đa dạng Câu 8: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn là: A. Khu công nghiệp tập trung    B. Điểm công nghiệp C. Vùng công nghiệp.      D. Trung tâm công nghiệp Câu 9: Nguyên liệu của ngành công nghiệp dệt may phong phú như: A. Bông, lông cừu, lanh, tơ tằm B. Tơ tằm, bông, sợi hóa học, chất dẻo C. Tơ sợi tổng hợp, chất dẻo, lanh, bông tằm D. Len nhân tạo, cao su, bông, tơ Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ? A. Hóa chất        B. Cơ khí C. Điện tử - tin học D. Năng lượng Câu 11: Sản phẩm nào dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim đen đồng thời là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất? A. Sắt                      B. Khí đốt C. Dầu mỏ               D. Than  Câu 12: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa là: A. Vùng công nghiệp      B. Điểm công nghiệp C. Trung tâm công nghiệp      D. Khu công nghiệp tập trung Câu 13: Hai quốc gia có sản lượng khai thác dầu nhiều nhất là: A.  Ảrập Xêut và Hoa Kì      B. Liên Bang Nga và Ảrập Xêut C. Trung Quốc và Liên Bang Nga D. Hoa Kì và Liên Bang Nga Câu 14: Sản phẩm của ngành cơ khí tiêu dùng gồm: A. Máy dệt, máy xay sát    B. Máy giặt, máy tiện nhỏ C. Máy giặt, máy phát điện loại D. Máy bơm, ca nô Câu 15: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất? A. Vùng công nghiệp            B. Điểm công nghiệp C. Trung tâm công nghiệp    D. Khu công nghiệp tập trung Câu 16: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với: A. Vùng sản xuất nguyên liệu    B. Điểm công nghiệp C. Phân bố dân cư      D. Trung tâm công nghiệp. Câu 17: Đặc điểm của ngành công nghiệp nặng là: A.   Phải có vốn và quy mô sản xuất lớn B.   Thường phải gắn liền với nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ. C.   Phải tập trung nhiều ở thành phố lớn vì cần nhiều lao động D.   Sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người Câu 18: Nhóm nước có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 60% trong cơ cấu GDP là: A. Nhóm nước đang phát triển    B.   Nhóm nước công nghiệp mới (NICs)  C. Nhóm nước phát triển và công nghiệp mới (NICs) D. Nhóm nước phát triển Câu 19: Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là A.   Làm thay đổi sự phân công lao động B.   Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ C.   Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội D.   Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác Câu 20: Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện với nước, không cần diện tích rộng nhưng cần nguồn lao động trẻ có chuyên môn cao, đó là ngành công nghiệp: A. Luyện kim màu    B. Điện tử - tin học C. Hoá chất        D. Cơ khí Câu 21: Sử dụng nguồn nguyên liệu thông thường (kể cả phế liệu) để sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao là ưu điểm của ngành công nghiệp: A. Hóa chất  B. Chế biến thực phẩm C. Chế tạo máy      D. Luyện kim đen Câu 22: Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông vận tải hiện nay vì: A. Dễ khai thác.      B. Sinh nhiệt lớn C. Giá rẻ    D. Ít gây ô nhiễm Câu 23: Các hoạt động của dịch vụ kinh doanh: A. Du lịch, bán buôn      B. Bán lẻ, du lịch C. Tài chính, bảo hiểm     D. Y tế, giáo dục Câu 24: Phân loại công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ là dựa vào: A. Tính chất tác động đến đối tượng lao động B. Kích thước và khối lượng của sản phẩm C. Lịch sử phát triển của ngành      D. Công dụng kinh tế của sản phẩm  Câu 25: Ngành công nghiệp phân bố rộng rãi ở các nước phát triển và các nước đang phát triển là: A.   Công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ và công nghiệp dệt - may B.   Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm C.   Công nghiệp cơ khí máy công cụ và hóa dầu D.   Công nghiệp luyện kim màu và công nghiệp thực phẩm Câu 26: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hoá của các nước là: A. Cơ khí    B. Năng lượng C. Luyện kim      D. Hóa chất Câu 27: Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu như: A. Khai thác dầu    B. Luyện kim đen C. Luyện kim màu      D. Lọc dầu Câu 28: Quá trình công nghiệp hóa là quá trình: A.   Tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại B.      Chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ s ở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào công nghiệp C.   Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm D.   Phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là “quả tim của công nghiệp nặng”? A. Luyện kim            B. Cơ khí C. Năng lượng    D. Điện tử - tin học Câu 30: Một chiếc xe chở hàng vận chuyển 5 tấn hàng hóa trên một quãng đường dài 20km thì khối lượng luân chuyển là: A.  100 tấn.km  B. 100 tấn C. 100 tấn/km            D. 100 km  Câu 31: Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: A.   Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp B.   Điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp C.   Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp D.   Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp Câu 32: Ngành công nghiệp cơ khí ở các nước đang phát triển tập trung vào lĩnh vực: A.   Sản xuất dụng cụ thí nghiệm y học và quang học B.   Sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn C.   Chế tạo các loại chi tiết chính xác cho ngành hàng không D.   Nghiên cứu chế tạo các loại nguyên liệu mới Câu 33: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố nào sau đây? A. Lao động        B. Nguồn nguyên liệu C. Thị trường      D. Chi phí vận tải Câu 34: Tổng trữ lượng than của thế giới là 13.000 tỉ tấn. Trữ lượng than của nước ta ước tính 6,6 tỉ tấn. Hỏi trữ lượng than của nước ta chiếm tỉ trọng bao nhiêu tổng trữ lượng than của thế giới? A.  0,05 tỉ tấn        B. 0,00005%  C.  0,05%                D.  0,00005 tấn Câu 35: Phân ngành của ngành công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ là: A. Dược phẩm, thuốc trừ sâu      B. Thuốc nhuộm, acid vô cơ C. Dầu hỏa, dầu bôi trơn      D. Các chất dẻo, sợi hóa học Câu 36: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là: A. Đà Nẵng, Hải Phòng    B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội  C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng D. Hà Nội, Nha Trang Câu 37: Xăng, dầu hỏa, cao su, dược phẩm…là sản phẩm của ngành công nghiệp nào sau đây? A. Hóa chất.    B. Năng lượng. C. Sản xuất hàng tiêu dùng.    D. Cơ khí. Câu 38: Năm 2003, khối lượng vận chuyển đường sắt của nước ta là 8.385,0 nghìn tấn, khối lượng luân chuyển là 2.725,4 triệu tấn.km. Hỏi cự li vận chuyển trung bình của đường sắt nước ta năm 2003 là bao nhiêu km? A.  225 km              B. 325 km    C. 345 km               D. 523 km Câu 39: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng? A. Hóa dầu          B. Điện lực C. Khai thác dầu khí      D. Khai thác than Câu 40: Khối lượng luân chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải được tính bằng: A.  Tấn                    B. Tấn/km C. Tấn.km               D. Km  

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 9

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1. (2 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết tên các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 2. (2 điểm) Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi gì về dân cư, xã hội? Câu 3. (2 điểm) Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học, nhận xét về sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người, năng suất lúa cả năm của Bắc Trung Bộ so với cả nước. Giải thích vì sao?  NĂNG SUẤT LÚA VÀ LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI, GIAI ĐOẠN 1995 -2005 Tiêu chí Cả nước Bắc Trung Bộ 1995 2005 1995 2005 Lương thực có hạt bình quân đầu người (kg/người) 363,1 476,8 235,5 348,1 Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 36,9 48,9 31,4 47,0 Câu 4. (2 điểm) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Câu 5. (2 điểm) Tây Nguyên có những khó khăn gì về tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế?  

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) Câu 1: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ? A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. B.  Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử. C. Tạo ra một khối lượng lớn của cải vật chất cho xã hội. D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. Câu 2: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ tiêu dùng.         B. dịch vụ công. C. dịch vụ kinh doanh.    D. dịch vụ cá nhân. Câu 3: Cho bảng số liệu:   BẢNG 1: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2002 Nước Sản lượng lương thực (triệu tấn) Dân số (triệu người) Trung Quốc 401,8 1287,6 Hoa Kì 299,1 287,4 Ấn Độ 222,8 1049,5 Pháp 69,1 59,5 In-đô-nê-xi-a 57,9 217,0 Việt Nam 36,7 79,7 Toàn thế giới 2032,0 6215,0 Lương thực bình quân đầu người của Việt Nam là A. 312kg/người.       B. 267kg/người.     C. 327kg/người.   D. 460kg/người. Câu 4: Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ hành chính. B. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. C. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. D. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ cá nhân và dịch vụ hành chính. Câu 5: Ngành điện tử - tin học không có đặc điểm là A. không chiếm diện tích rộng. B. không gây ô nhiễm môi trường. C. không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước. D. yêu cầu lao động trẻ có trình độ, kĩ thuật cao. Câu 6: Nhược điểm lớn nhất của giao thông vận tải đường ôtô là A. độ an toàn chưa cao. B. tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm. C. gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường D. thiếu chỗ đậu xe. Câu 7: Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dụng sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới? A. Than đá.       B. Dầu mỏ.         C. Nhiệt điện.        D. Năng lượng mặt trời. Câu 8: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến A. nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. B. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. C. sức mua và nhu cầu dịch vụ. D. sự phân bố các mạng lưới dịch vụ. Câu 9: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là A. chuyên chở người và sự an toàn. B. chuyên hàng hóa và sự tiện nghi. C. chuyên chở người và hàng hóa. D. tốc độ chuyên chở và hàng hóa. Câu 10: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là A. mức sống và thu nhập thực tế. B. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. C. quy mô, cơ cấu dân số. D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. Câu 11: Ở nước ta loại hình giao thông vận tải nào đang chiếm ưu thế? A. Đường hàng không. B. Đường ô tô. C. Đường sắt.     D. Đường ống. Câu 12: Nhận định nào sao đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp? A. Mở rộng thị trường lao động, tạo nhiều việc làm mới. B. Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. C. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Thúc đẩy sự phát triển của ít ngành kinh tế khác. Câu 13: Trong các yếu tố tự nhiên sau đây, yếu tố tự nhiên nào ít ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải nhất? A. Sông ngòi.     B. Địa hình.      C. Sinh vật.          D. Khí hậu. Câu 14: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là A. công nghiệp khai thác dầu.        B. công nghiệp khai thác than. C. công nghiệp dệt - may.      D. công nghiệp điện lực. Câu 15: Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải? A. Phương thức sản xuất.     B. Yếu tố tự nhiên (địa hình, nước, khí hậu…) C. Tính chất của nền kinh tế.    D. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. Câu 16: Sản phẩm Công nghiệp điện tử - tin học phân thành 4 nhóm là A. máy tính, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, điện tử tiêu dùng. B. máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông. C. thiết bị công nghệ, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, điện tử tiêu dùng. D. thiết bị công nghệ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, điện tử tiêu dùng. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố ngành công nghiệp điện lực. Câu 2: (2,0 điểm) a. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. b. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải? Câu 3: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2003 (Đơn vị: %) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới, thời kì 1950 - 2003  

Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.

Trái đất và Địa lý

Đề bài Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.  

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 ĐIỂM) Câu 1. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây? A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Câu 2. Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 3. Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới. A. I- rắc.                   B. A- rập Xê-út C. I-ran.                   D. Hoa Kì. Câu 4. Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi . C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 5. Từ Mi-na al A-hma-đi - Giê-noa đi vòng qua châu Phi là 11069 hải lí, nếu đi qua kênh Xuy-ê chỉ mất 4705 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn khoảng ( % ). A. 58%.                          B. 70%. C. 42%.                          D. 50%. Câu 6. Từ Niu-Iooc đến Xan Phran-xi-xcô, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13107 hải lí, nếu đi qua kênh Pa-na-ma chỉ mất 5263 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn đi khoảng ( % ). A. 60%.                         B. 70%. C. 25%.                        D. 50%. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung? A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu. Câu 8. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành. A. dịch vụ công.    B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh.    D. dịch vụ cá nhân. Câu 9. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng. A. cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới. B. cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển. C. thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. D. cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. Câu 10. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 11. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.       B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.       D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 12. Có ranh giới Địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 13. Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất. B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. C. Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. D. Góp phần phân bố dân cư hợp lí. Câu 14. Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là A. có tính tập trung cao độ. B. chỉ tập trung vào một thời gian nhất định. C. cần nhiều lao động.    D. phụ thuộc vào tự nhiên. Câu 15. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học bao gồm A. máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. B. thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính. C. máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông. D. thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính. Câu 16. Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 17. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ? A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. B. Di tích lịch sử văn hóa. C. Quy mô, cơ cấu dân số. D. Mức sống và thu nhập của người dân. Câu 18. Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. đường ô tô.               B. đường sắt.    C. đường sông.              D. đường ống. II.  TỰ LUẬN: (4,0 ĐIỂM) Câu 1. (1,5 điểm). Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Câu 2. (2,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu Quốc gia Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) Giá trị nhập khẩu (tỉ USD) CHLB Đức 914,8 717,5 Pháp 451,0 464,1 Anh 345,6 462,0 Ca- na -đa 322,0 275,8  Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004 a. Tính cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia trên. b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của các quốc gia trên.  

Bài 3 trang 47 SGK Địa lí 9

Trái đất và Địa lý

Đề bài Điền vào lược đồ trống Việt Nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn.

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.   Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. Công nghiệp được chia làm hai nhóm công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B)  dựa vào A. tính chất và đặc điểm.   B. công dụng kinh tế của sản phẩm.          C. trình độ phát triển. D. lịch sử phát triển của các ngành. Câu 2. Công nghiệp dệt - may thuộc nhóm ngành A. công nghiệp nặng.    B. công nghiệp vật liệu.   C. công nghiệp nhẹ.    D. công nghiệp chế biến. Câu 3. Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì A. đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa. B. đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển. D. sự phân công lao động quốc tế. Câu 4. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là A. nhiệt điện.            C. thủy điện.              B. điện nguyên tử.                D. điện từ gió. Câu 5. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. đường sá và xe cộ.    B. sự chuyên chở người và hàng hóa. C. đường sá và phương tiện D. sự tiện nghi và an toàn cho người và hàng hóa. Câu 6. “Công nghiệp không khói” dùng để chỉ ngành A. công nghiệp điện tử - tin học. B. du lịch.  C. dịch vụ.  D. thương mại. Câu 7. Kênh đào Pa-na-ma nối liền A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.    B. Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương. C. Địa Trung Hải với Hồng Hải.                 D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 8. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đại Tây Dương vì A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển. B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Nhật Bản. C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản. D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Châu Âu và Bắc Mĩ. II.  Tự luận (8 điểm) Câu 9. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên đến sự phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ. Câu 10. Dựa vào bảng số liêu: Giá trị xuất và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004 (Đơn vị: tỉ USD) b. Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân xuất nhập của các nước, năm 2004.a. Vẽ biểu đồ cột ghép so sánh giá trị xuất khẩu với nhập khẩu của các nước, năm 2004.  

Bài 2 trang 70 SGK Địa lí 9

Trái đất và Địa lý

Đề bài Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh ? Vì sao ? b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. c) Trên hình 18.1, hãy xác định : - Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu than Cửa Ông. d) Dựa vào hình 18.1 và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:  - Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. - Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước. - Xuất khẩu

Đề số 18 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Tác dụng của đánh bắt xa bờ về mặt kinh tế là A. bảo vệ được vùng biển.   B. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản. C. bảo vệ được vùng thềm lục địa.    D. bảo vệ được vùng  trời. Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành năm 2007, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) từ cao xuống thấp lần lượt là: A. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.    B. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam. C. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.   D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung. Câu 3: Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của các nhóm nước, năm 2010   Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác? A. Tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành công nghiệp cao hơn. B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp thấp hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn. C. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn. D. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn. Câu 4: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản A. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. B. biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên biển. C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. Câu 5: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. B. Thường xuyên xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. D. Vị trí địa lí mang tính chiến lược. Câu 6: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. B. tạo thế mở cửa của nền kinh tế. C. làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ. D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Câu 7: Cho bảng số liệu: Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột ghép    B. Kết hợp. C. Miền.  D. Đường Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ý nào sau đây thể hiện thứ tự các vườn quốc gia theo chiều Bắc - Nam? A. Hoàng Liên, Vũ Quang, Bù Gia Mập, Kon Ka Kinh. B. Tràm Chim, Chư Mom Ray, Bến En, Ba Bể. C. Cát Tiên, Xuân Thủy, Bạch Mã, Núi Chúa. D. Cát Bà, Pù Mát, Yok Đôn, Cát Tiên. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất khi nói về giá trị sản xuất hàng tiêu dùng nước ta từ năm 2000 đến năm 2007? A. Giá trị sản xuất da giày giảm; dệt - may, giấy - in - văn phòng phẩm tăng. B. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng tăng giảm không ổn định. C. Giá trị sản xuất dệt may giảm; da giày, giấy in, văn phòng phẩm tăng. D. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng phẩm tăng liên tục  . Câu 10: Đặc điểm nổi bật của địa hình đất nước Hoa Kì là A. độ cao không chênh lệch nhau giữa các khu vực.   B. độ cao giảm dần từ Tây sang Đông. C. cao ở phía Tây và phía Đông, thấp ở vùng trung tâm.  D. độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam. Câu 11: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên? A. Sử dụng cho mục đích du lịch.  B. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô. C. Phát triển rừng.   D. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển. Câu 12: Cho bảng số liệu: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014? A. Sản lượng điện tăng liên tục; sản lượng than, dầu thô tăng nhưng có biến động. B. Sản lượng điện, dầu thô tăng liên tục; sản lượng than giảm. C. Sản lượng điện, than tăng nhanh; sản lượng dầu thô giảm. D. Sản lượng than, dầu thô, điện tăng liên tục. Câu 13: Đâu không phải là biểu hiện của sự già hóa dân số? A. Tuổi thọ của dân số ngày càng tăng.    B. Tỉ lệ người từ 15-64 tuổi ngày càng giảm. C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp.  D. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao. Câu 14: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì A. gió di chuyển về phía đông.  B. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. C. gió càng gần về phía nam.    D. gió thổi lệch về phía đông, qua biển. Câu 15: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do đâu? A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ. B. Con người đã đưa một lượng lớn khí thải vào khí quyển. C. Các thảm họa như núi lửa, cháy rừng… D. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu, vỡ ống dầu. Câu 16: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở miền Nam nước ta vì A. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc.   B. xa nguồn nguyên liệu. C. hiệu quả sản xuất không cao.  D. gây ô nhiễm môi trường. Câu 17: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ là gì? A. Bảo vệ rừng.  B. Thủy lợi.  C. Giống cây trồng. D. Lao động. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất? A. Long An.    B. Sóc Trăng. C. Đồng Tháp.   D. An Giang. Câu 19: Cho diện tích của Trung Quốc là 9572,8 nghìn km2, dân số là 1303,7 triệu người (năm 2005). Hỏi mật độ dân số Trung Quốc năm 2005 là bao nhiêu? A. 73,4 người/km2.  B. 13,6 người/km2. C. 136 người/km2. D. 734 người/km2. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ năm 2000 đến năm 2007? A. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 2 lần. B. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 3 lần. C. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 4 lần. D. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5 lần. Câu 21: Đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ chủ yếu do A. phù sa của các con sông lớn bồi đắp. B. đất đai còn hoang sơ do mới được sử dụng gần đây. C. đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa. D. có nhiều mùn bởi rừng nguyên sinh cung cấp. Câu 22: Cho biểu đồ Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2016? A. Giá trị nhập khẩu giảm liên tục.  B. Giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. C. Cán cân thương mại luôn dương.   D. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục. Câu 23: Liên Bang Nga có thế mạnh trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do nhân tố tự nhiên nào sau đây? A. Khí hậu.      B. Địa hình.   C. Đất trồng.  D. Sông ngòi. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ? A. Đất xám trên phù sa cổ.  B. Đất phèn. C. Đất feralit trên đá badan.   D. Đất phù sa sông. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta? A. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.  B. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị. C. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.  D. Dân thành thị đông hơn dân nông thôn. Câu 26: Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt A. giữa miền núi với đồng bằng.      B. giữa đất liền và biển. C. giữa miền Bắc với miền Nam.  D. giữa đồi núi với ven biển. Câu 27: Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để A. tăng thêm được một vụ lúa.        B. trồng được các loại rau ôn đới. C. trồng được cây công nghiệp lâu năm.  D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy xác định vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng? A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.  B. Vùng khí hậu Tây Nguyên. C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.    D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. Câu 29: Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có thách thức chủ yếu nào sau đây cần vượt qua? A. Hợp tác về kinh tế, khoa học.     B. Cơ chế, chính sách chậm đổi mới. C. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. D. Chênh lệch về văn hoá, giáo dục. Câu 30: Cho biểu đồ về than, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 1995 - 2014 Biểu đồ thể hiện điều nào dưới đây A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014. B. Sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014. C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014. D. Giá trị sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014. Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số phổ biến dưới 100 người/km2 ? A. Đông Nam Bộ.  B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long.  D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 32: Trung du và miền núi Bắc Bộ không thích hợp cho việc trồng cây hàng năm chủ yếu là do A. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hóa, làm thủy lợi khó khăn. B. khí hậu không phù hợp. C. người dân có ít kinh nghiệm trong trồng cây hàng năm. D. các cây hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản? A. Bình Thuận. B. Bình Định.   C. Bạc Liêu.  D. Quảng Ninh. Câu 34: Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ chủ yếu thuận lợi cho phát triển A. cây lúa nước.   B. cây công nghiệp lâu năm. C. cây công nghiệp hàng năm.  D. các loại cây rau đậu. Câu 35: Khó khăn đe dọa lan tràn trên diện rộng đối với việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là A. giống cho năng suất cao còn ít. B. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm. C. người dân còn ít kinh nghiệm về chăn nuôi.    D. nguồn thức ăn chưa được đảm bảo. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Nghi Sơn.    B. Hòn La.  C. Vũng Áng.    D. Vân Phong. Câu 37: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.  D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Câu 38: Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do A. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.  B. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. C. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.    D. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng xuất khẩu nào chiếm tỉ trọng giá trị cao nhất nước ta? A. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.   B. Thủy sản. C. Nông, lâm sản.      D. Công nghiệp nặng và khoáng sản. Câu 40: Nước có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là A. Việt Nam.    B. Thái Lan.  C. Phi-lip-pin. D. In-đô-nê-xi-a.